Hội thảo đổi mới chương trình đào tạo: “Đào tạo mỹ thuật ứng dụng gắn với nhu cầu xã hội”

Nối tiếp những thành công của các hội thảo đổi mới chương trình đào tạo cấp khoa đã được thực hiện, sáng ngày 29 tháng 10 năm 2019, hội thảo khoa học cấp trường với nội dung: “Đào tạo mỹ thuật ứng dụng gắn với nhu cầu xã hội” đã được tổ chức. Đây là hoạt động khoa học quan trọng hướng đến chào mừng 70 năm lập trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp nên đã thu hút sự quan tâm của nhiều cán bộ, giảng viên Nhà trường và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng.

PGS. TS Đặng Mai Anh phát biểu khai mạc hội thảo

Hội thảo có sự hiện diện của: PGS. TS Đặng Mai Anh – Phó Hiệu trưởng Nhà trường; ThS.GVC Trần Bá Tăng – Phó Bí thư Đảng ủy, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính; ThS.GVC Bùi Trung Dũng – Phó trưởng phòng Đào tạo; ThS.GVC Hồ Nam – Trưởng phòng Quản lý Khoa học cùng sự tham gia của lãnh đạo các khoa, phòng, ban và toàn thể cán bộ, giảng viên của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp.

Về phía các doanh nghiệp, hội thảo có sự tham dự của: PGS.TS Đinh Hồng Hải – Giảng viên Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, ThS.NTK  Nguyễn Thị Xuân Thu – Công ty cổ phần Nguyên Galli; Bà Nguyễn Thị Thương – Trưởng ban Pháp chế, Công ty TNHH N&V Bridge.

Hội thảo khai mạc vào hồi 8h30.

Thành phần chủ tọa đoàn hội thảo “Đào tạo mỹ thuật ứng dụng gắn với nhu cầu xã hội” gồm có: PGS. TS Đặng Mai Anh, ThS Bùi Trung Dũng; ThS Hồ Nam, Thư ký: TS Lê Thanh Hương.

ThS. GVC Vũ Thu Hoài  thuyết trình tham luận: “Đào tạo ngành Thiết kế Nội thất bắt kịp tiến bộ xã hội

ThS Trần Thu Hồng  thuyết trình tham luận: “Một số vấn đề cấp thiết trong đào tạo của chuyên ngành Trang sức để phù hợp với nhu cầu xã hội

 Mở đầu hội thảo, sau phần tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu của ThS. GVC Hồ Nam, PGS. TS Đặng Mai Anh phát biểu khai mạc hội thảo. Bài phát biểu khai mạc khẳng định: “…Với bề dày lịch sử của Nhà trường, thực hiện đường lối của Đảng về đổi mới căn bản, tòa diện giáo dục và đào tạo với nhiều nhiệm vụ quan trọng; trong đó, công tác nâng cao chất lượng đào tạo luôn được đặt lên hàng đầu. Với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, thấy được sự đóng góp của đào tạo Mỹ thuật ứng dụng gắn bó và luôn đóng góp những giá trị quý báu cho xã hội; cùng những hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm thành lập trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, hội thảo “Đào tạo Mỹ thuật ứng dụng gắn với nhu cầu xã hội” được tổ chức vào ngày 29/10/2019 cùng xuất bản cuốn kỷ yếu hội thảo là một sự kiện quan trọng cho học thuật và quảng bá những thành tựu của nhà trường.

ThS Đặng Minh Vũ thuyết trình tham luận:  “Đổi mới nội dung giảng dạy Thiết kế Đồ họa – xu hướng tất yếu trong thời đại mới

PGS. TS Đinh Hồng Hải thuyết trình tham luận:“Đổi mới hay là chết? Góp ý về thực trạng đào tạo tại Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp nhìn từ trường thiết kế Havard

 Hội thảo “Đào tạo Mỹ thuật ứng dụng gắn với nhu cầu xã hội” được tổ chức với ý nghĩa lớn nhằm đánh giá những kết quả đào tạo của Nhà trường với xã hội; với sự tham gia của các nhà quản lý, các nhà khoa học, các giảng viên với những kinh nghiệm quý báu và những đánh giá toàn diện nhiều phương diện những đóng góp của các chuyên ngành đào tạo mỹ thuật ứng dụng nhằm từng bước cùng hướng đến công tác đào tạo lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng ngày càng được chất lượng, đồng thời đề xuất với Bộ, ngành cùng giải quyết gỡ những khó khăn trong công tác đào tạo lĩnh vực mỹ thuật nói chung, Mỹ thuật ứng dụng nói riêng.”.

ThS Ngô Bá Hoàng thuyết trình tham luận: “Đào tạo chuyên ngành Hội họa Hoành tráng gắn liền với nhu cầu thực tiễn tại Việt Nam hiện nay

TS. GVC Phạm Hoàng Vân thuyết trình tham luận :“Đổi mới đào tạo điêu khắc ứng dụng trong trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội

Sau phần phát biểu khai mạc, các đại biểu tham dự hội thảo nghiêm túc lắng nghe nội dung các bản tham luận, các ý kiến đóng góp của các đại biểu:

  1. Đào tạo ngành Thiết kế Nội thất bắt kịp tiến bộ xã hội” – ThS. GVC Vũ Thu Hoài
  2. Một số vấn đề cấp thiết trong đào tạo của chuyên ngành Trang sức để phù hợp với nhu cầu xã hội” – ThS Trần Thu Hồng
  3. Đổi mới nội dung giảng dạy Thiết kế Đồ họa – xu hướng tất yếu trong thời đại mới” – ThS Đặng Minh Vũ
  4. Đào tạo chuyên ngành Hội họa Hoành tráng gắn liền với nhu cầu thực tiễn tại Việt Nam hiện nay” – ThS Ngô Bá Hoàng
  5. Đổi mới hay là chết? Góp ý về thực trạng đào tạo tại Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp nhìn từ trường thiết kế Havard” – PGS. TS Đinh Hồng Hải
  6. Đổi mới đào tạo điêu khắc ứng dụng trong trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội”- TS. GVC Phạm Hoàng Vân
  7. Thiết kế thời trang – sự phát triển bền vững từ việc bảo vệ môi trường và sức khỏe mặc của cộng đồng”- ThS. NTK Nguyễn Thị Xuân Thu
  8. Tham luận về cơ hội, thách thức của việc đào tạo mỹ thuật công nghiệp tại trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa” – Công ty TNHH N&V Bridge.

ThS. NTK Nguyễn Thị Xuân Thu thuyết trình tham luận:  “Thiết kế thời trang – sự phát triển bền vững từ việc bảo vệ môi trường và sức khỏe mặc của cộng đồng

Bà Nguyễn Thị Thương thuyết trình tham luận: “Tham luận về cơ hội, thách thức của việc đào tạo mỹ thuật công nghiệp tại trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa

ThS. GVC Lưu Việt Thắng thuyết trình tham luận: “Nhu cầu của xã hội đối với ngành thiết kế sản phẩm nội thất

Sau khi lắng nghe các tác giả thuyết trình tham luận, hội thảo bước sang phần tọa đàm.

ThS Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng khoa Tạo dáng Công nghiệp đã chia sẻ về những khó khăn và cố gắng trong việc hiện thực hóa các đồ án học phần thiết kế sản phẩm nội thất trong nội dung chương trình giảng dạy của ngành, đồng thời đề xuất liên kết liên ngành trong công tác đào tạo của nhà trường với các doanh nghiệp để tạo lập và khai thác hiệu quả nguồn nhân lực chung, nâng cao hiệu quả đào tạo lý thuyết – thực hành.

ThS Nguyễn Anh Tuấn -Trưởng Khoa Tạo dáng công nghiệp phát biểu tại hội thảo

Từ góc nhìn thực tế về Nhà trường và sự phát triển của nền kinh tế, thị trường ThS. GVC Vũ Chí Công – Trưởng khoa Thiết kế Thời trang khẳng định khả năng, vai trò định hướng thị trường của các nhà thiết kế. Theo nhà giáo, trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp là cơ sở đào tạo ngành mỹ thuật ứng dụng, làm ra các sản phẩm thực tế, cần đặc biệt coi trọng việc kết hợp lý thuyết – thực hành, không ngừng cập nhật kiến thức và công nghệ tiên tiến để bắt kịp với mô hình sản xuất hiện hành, tuy nhiên cơ sở vật chất phục vụ thực hành của Nhà trường vẫn còn lạc hậu. Do đó, ThS. GVC Vũ Chí Công đề xuất Nhà trường khắc phục những khó khăn, tập trung trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản để có được nền tảng kiến thức, kỹ năng vững chắc làm việc, tiếp tục nâng cao trình độ trong quá trình làm việc.

ThS. GVC Vũ Chí Công  – Trưởng khoa Thiết kế Thời trang phát biểu tại hội thảo

Đánh giá về chương trình học của các chuyên ngành khoa Mỹ thuật Truyền thống hiện nay, ThS. Nguyễn Mạnh Thẩm – Phó trưởng khoa phụ trách khoa Mỹ thuật Truyền thống đề cập đến thực trạng: Doanh nghiệp khi tiếp nhận lao động phải đào tạo lại do chương trình giảng dạy chưa tương thích với yêu cầu tuyển dụng. Từ thực trạng đó, ThS. Nguyễn Mạnh Thẩm đề xuất đổi mới chương trình đào tạo: Cắt giảm thời gian đào tạo từ 5 năm xuống 4 năm, cắt giảm các môn học không còn cần thiết và xây dựng nội dung chương trình đào tạo mỹ thuật cơ bản tương thích với từng chuyên ngành đào tạo. Sự thay đổi chương trình đào tạo không chỉ đáp ứng được chất lượng trình độ chuyên môn của sinh viên và còn hỗ trợ các doanh nghiệp định hướng sản xuất.

ThS. Nguyễn Mạnh Thẩm – Q. Trưởng khoa Mỹ thuật truyền thống phát biểu tại hội thảo

Với kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động chuyên môn thiết kế Nội thất và giảng dạy chuyên ngành Thiết kế Nội thất tại trường, ThS. GVC Trần Duy Minh đánh giá về những thế mạnh riêng biệt của sinh viên các trường thiết kế: sinh viên các trường Kiến trúc và Xây dựng có ưu thế vượt trội về yếu tố kỹ thuật, cấu trúc và sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp có điểm nổi bật ở tính thẩm mỹ. Do đó, ThS. GVC Trần Duy Minh đề xuất xây dựng chương trình đào tạo thiết kế mỹ thuật ứng dụng lấy yếu tố thẩm mỹ định hình phong cách thiết kế.

ThS. GVC Trần Duy Minh – Phó trưởng khoa Trang trí Nội ngoại thất phát biểu tại hội thảo

Với vai trò đại diện phòng chức năng phụ trách công tác khảo sát việc làm sinh viên sau tốt nghiệp, HS Phạm Văn Sơn – Trưởng phòng Chính trị & Công tác sinh viên đánh giá cao vai trò của trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp trong việc định hình và phát triển kinh tế xã hội, tán thành với phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo; nêu cao vai trò sáng tạo trong giảng dạy thiết kế của Nhà trường, cũng như đề xuất ổn định tổ chức phân công nguồn nhân lực đúng công việc.

HS Phạm Văn Sơn – Trưởng phòng Chính trị & Công tác sinh viên phát biểu tại hội thảo

ThS Trần Bá Tăng – Phó Bí thư Đảng ủy, Trưởng phòng Tổ chức hành chính cũng đánh giá cao những ý kiến đóng góp đa chiều, phong phú của các bản tham luận và cho rằng việc thay đổi chương trình đào tạo của nhà trường là điều tất yếu trong xu thế phát triển chung của thế giới. ThS Trần Bá Tăng cũng đưa ra một số gợi ý về việc xây dựng hoặc mua bản quyền chương trình đào tạo chuẩn hóa quốc tế; Định vị lại mức độ tiệm cận của chương trình đào tạo so với xã hội hiện nay; Đề xuất phương pháp: liên kết đào tạo, tăng số lượng sinh viên trong lớp, đổi mới phương pháp… để tăng chất lượng giáo dục cũng như nguồn thu tài chính. ThS Trần Bá Tăng cũng hy vọng qua cuộc hội thảo, Nhà trường sẽ tìm được tiếng nói chung nhất xây dựng đề án, kế hoạch, phát huy đặc thù 70 năm xây dựng và phát triển trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp.

ThS Trần Bá Tăng – Trưởng phòng Tổ chức Hành chính phát biểu tại hội thảo

ThS GVC Hồ Nam – Trưởng phòng Quản lý khoa học phát biểu tại hội thảo

Phát biểu bế mạc hội thảo, PGS. TS Đặng Mai Anh tổng kết: Với thành công của các hội thảo cấp khoa,  đã có nhiều ý kiến, trao đổi về các chuyên ngành, môn học được chia sẻ. Hội thảo được thực hiện với 08 tham luận là 08 ý kiến trực tiếp. Do đó, Nhà trường mong muốn sẽ tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp về: công tác đào tạo của Nhà trường với thực tiễn yêu cầu xã hội, những định hướng trong cơ chế quản lý hiện nay; những vấn đề liên kết với các doanh nghiệp, phối hợp lý thuyết với thực hành, khẳng định những đóng góp của đào tạo Mỹ thuật ứng dụng trong xu thế hội nhập quốc tế…. tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo, giáo trình, giáo án, đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa trong giáo dục của Nhà nước, tiếp tục khẳng định giá trị thực tiễn, những đóng góp vào thực tế nền kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp.

PGS. TS Đặng Mai Anh phát biểu tổng kết hội thảo

PGS. TS Đặng Mai Anh nói lời cảm ơn các ý kiến của các nhà khoa học, các giảng viên, doanh nghiệp đã có các bản tham luận và ý kiến đóng góp cho hội thảo.

Hội thảo kết thúc lúc 12h10 cùng ngày và đã thành công tốt đẹp.

PGS. TS Đặng Mai Anh phát biểu tổng kết hội thảo

SourceĐH MTCN

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

Ngày hội tư vấn tuyển sinh đại học và hướng nghiệp năm 2024

Ngày 14/4/2024, tại Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp (ĐHMTCN) đã tổ chức...