Hội thảo khoa học đổi mới chương trình đào tạo Khoa Mỹ thuật cơ sở

Nằm trong khuôn khổ chuỗi các chương trình hội thảo đổi mới chương trình đào tạo để  nâng cao chất lượng đào tạo và chào mừng 70 năm thành lập trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, chiều ngày 24 tháng 10 năm 2019, hội thảo: “Đổi mới chương trình đào tạo cơ sở mỹ thuật” đã được tổ chức. Đây là hoạt động chuyên môn quan trọng thu hút sự tham gia của nhiều giảng viên đã và đang công tác tại khoa.

Hội thảo có sự hiện diện của: PGS. TS Đặng Mai Anh – Phó Hiệu trưởng Nhà trường, Phụ trách Khoa Mỹ thuật Cơ sở; ThS Phùng Hoa Miên – Phó khoa Mỹ thuật Cơ sở; ThS. Bùi Trung Dũng – Phó trưởng phòng Đào tạo; ThS. GVC Hồ Nam – Trưởng phòng Quản lý Khoa học; ThS Nguyễn Mạnh Thẩm – Q. Trưởng khoa Mỹ thuật truyền thống; ThS Đặng Minh Vũ – Q. Trưởng khoa Thiết kế Đồ họa, ThS Lưu Việt Thắng – Phó trưởng khoa Trang trí Nội – ngoại thất, cùng sự tham gia của toàn thể giảng viên khoa Mỹ thuật cơ sở.

 Tới dự buổi hội thảo đổi mới của khoa Mỹ thuật cơ sở lần này có sự hiện diện của các vị cựu lãnh đạo, giảng viên, họa sỹ kỳ cựu của khoa Mỹ thuật Cơ sở: HS Trần Ngọc Lâm, HS Pham Đắc Hiển, HS Trần Từ Thành, HS Nguyễn Văn Nghị, HS Ngô Bá Thảo.

 Chủ tọa đoàn của hội thảo “Đổi mới chương trình đào tạo cơ sở mỹ thuật”  gồm có: PGS. TS Đặng Mai Anh và ThS Phùng Hoa Miên.

PGS. TS Đặng Mai Anh phát biểu khai mạc hội thảo

Hội thảo bắt đầu làm việc vào hồi 14h00. Sau khi tuyên bố lý do tổ chức hội thảo, giới thiệu các vị đại biểu tham dự, PGS. TS Đặng Mai Anh phát biểu khai mạc hội thảo. Nội dung hội thảo “Đổi mới chương trình đào tạo cơ sở mỹ thuật”  của khoa Mỹ thuật Cơ sở xoay quanh các nội dung:

–         Đánh giá nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy hiện nay.

–         Nghiên cứu chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy mới theo hướng đào tạo tín chỉ.

–         Nghiên cứu những ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào chương trình đào tạo.

–         Đưa ra những đề xuất đổi mới cho chương trình, phương pháp giảng dạy cho các môn cơ sở thuộc chương trình đào tạo của khoa nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển của Nhà trường nói riêng và xã hội nói chung trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang phát triển mạnh mẽ.

ThS Phùng Hoa Miên thuyết trình tham luận:  “Vai trò của việc đổi mới chương trình đào tạo cơ sở mỹ thuật”

Theo kế hoạch tổ chức, ba bản tham luận được thuyết trình trong hội thảo:

  1. Vai trò của việc đổi mới chương trình đào tạo cơ sở mỹ thuật” – ThS Phùng Hoa Miên.
  2. Tăng cường hiệu quả dạy và học môn màu sắc và hình cơ bản đáp ứng thực tiễn đào tạo cơ sở mỹ thuật” – ThS Phạm Thúy Hạnh

3.“Một số bất cập và đề xuất sửa đổi khung chương trình môn hình họa tại khoa mỹ thuật cơ sở để phù hợp với thực tế hiện nay” – ThS. Nguyễn Văn Chung.

ThS Phạm Thúy Hạnh  thuyết trình tham luận“Tăng cường hiệu quả dạy và học môn màu sắc và hình cơ bản đáp ứng thực tiễn đào tạo cơ sở mỹ thuật”

ThS. Nguyễn Văn Chung thuyết trình tham luận: “Một số bất cập và đề xuất sửa đổi khung chương trình môn hình họa tại khoa mỹ thuật cơ sở để phù hợp với thực tế hiện nay”

Sau khi lắng nghe ba bản thuyết trình tham luận, với vai trò giảng viên hiện đang đảm nhiệm các môn học : Hình họa, Vẽ kỹ thuật, Cơ sở tạo hình khối, Luật xa gần, chữ, Giải phẫu, các đại biểu đã chia sẽ những đánh giá cụ thể về tình hình dạy và học của từng môn học. Từ thực tế đó, các đại biểu cũng đề xuất điều chỉnh thời lượng giảng dạy, nội dung môn học để phù hợp với từng chuyên ngành sinh viên theo học. Các ý kiến cụ thể như sau:

ThS Nguyễn Hoàng Việt đảm nhiệm môn Hình họa nhận định: Đề xuất giảm tải khối lượng vài vẽ khối, tình vật, tượng và tăng thời lượng vẽ người, nghiên cứu sâu.

ThS Nguyễn Hoàng Việt phát biểu tại hội thảo

ThS Vũ Văn Hiệp đảm môn Vẽ kỹ thuật đưa ra ý kiến: Do yêu cầu về trình độ vẽ kỹ thuật ở các chuyên ngành khác nhau nên giảng viên đã cố gắng đưa khối lượng bài phù hợp với từng chuyên ngành sinh viên đang theo học. Tuy nhiên, hầu hết các sinh viên năm nhất chưa nhận thức được sự quan trọng của Vẽ kỹ thuật với chuyên ngành mình theo học nên chưa chú tâm vào môn học. Để tạo sự sinh động hơn cho môn học, rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn tăng hiệu quả giảng dạy, giảng viên đã đưa các video hướng dẫn thể hiện bản vẽ kỹ thuật vào quá trình giảng dạy. Từ thực tế giảng dạy, giảng viên Vũ Văn Hiệp đề xuất điều chỉnh lại nội dung môn học cho phù hợp với từng chuyên ngành để có thể hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên trong quá trình học tập.

ThS Vũ Văn Hiệp phát biểu tại hội thảo

ThS Nguyễn Việt Hà đảm nhiệm môn Cơ sở tạo hình khối đề xuất cắt giảm thời lượng thực hành môn Cơ sở tạo hình khối và cho sinh viên thực hành bài tại nhà do điều kiện cơ sở vật chất không phù hợp với phần thực hành của môn.

 ThS Nguyễn Việt Hà phát biểu tại hội thảo

ThS Lê Văn Duẩn giảng dạy môn Luật xa gần và Vẽ kỹ thuật đồng thuận với ý kiến của ThS Vũ Văn Hiệp về hiện trạng sinh viên chưa chú tâm đến môn học đồng thời đề xuất biên soạn lại giáo trình chi tiết.

ThS Lê Văn Duẩn phát biểu tại hội thảo

ThS Hoàng Khắc Biên giảng dạy môn Chữ và Hình họa đề xuất điều chỉnh tăng thời lượng vẽ hình họa mẫu người, đầu tư cơ sở vật chất (phòng học, bục bệ, ánh sáng, giá vẽ). Đối với môn Chữ, giảng viên nhận định môn học chưa có giáo trình cụ thể nên việc giảng dạy còn gặp nhiều vướng mắc, nhiều bài còn trùng lặp với chuyên ngành do đó giảng viên đề xuất thay đổi hệ thống bài tập.

ThS Nguyễn Thu Hiền phát biểu tại hội thảo

ThS Nguyễn Thu Hiền đảm nhiệm môn Giải phẫu: đồng tình với ý kiến tăng thời lượng vẽ mẫu người và đầu tư cơ sở vật chất chuyên biệt của ThS Nguyễn Hoàng Việt và ThS Hoàng Khắc Biên. Đối với môn Giải phẫu, giảng viên cũng đề xuất thống nhất giáo trình để phát triển nội dung môn học, xây dựng nội dung phù hợp với từng chuyên ngành sinh viên theo học.

HS. Nguyễn Văn Nghị phát biểu tại hội thảo

HS Phạm Đắc Hiển phát biểu tại hội thảo

HS. Ngô Bá Thảo phát biểu tại hội thảo

HS. Trần Ngọc Lâm phát biểu tại hội thảo

HS. Trần Từ Thành phát biểu tại hội thảo

Lắng nghe những nhận định và đề xuất của các giảng viên hiện đang công tác tại trường, các vị khách mời nguyên là các vị lãnh đạo, nhà giáo nhiều kinh nghiệm: HS Nguyễn Văn Nghị, HS Phạm Đắc Hiển, HS Ngô Bá Thảo, HS Trần Ngọc Lâm, HS Trần Từ Thành cũng đã đưa ra nhiều ý kiến ủng hộ phương hướng đổi mới chương trình, rút ngắn thời gian đào tạo với đề xuất cơ bản được đưa ra như sau:

–         Cải tiến khung chương trình, xây dựng nội dung gắn kết chặt chẽ ba yếu tố mỹ thuật – kỹ thuật – công nghệ và luôn cập nhập thông tin, đưa nội dung giảng dạy tiệm cận với thế giới, tạo nền tảng kiến thức và thẩm mỹ tốt cho sinh viên.

–         Giảm thời lượng đại học xuống 4 năm

–         Đối với nhân lực, cá nhân mỗi giảng viên cần xây dựng lý lịch khoa học

–         Tăng cường tổ chức hội thảo khoa học và các cuộc triển lãm cho giảng viên, trưng bày bài tốt của sinh viên.

ThS Bùi Trung Dũng phát biểu tại hội thảo

Với vị trí là giảng viên các khoa chuyên ngành, ThS Nguyễn Mạnh Thẩm – Q. Trưởng khoa mỹ thuật truyền thống và ThS Đặng Minh Vũ – Q. Trưởng khoa Thiết kế Đồ họa cũng đã đưa ra đánh giá về vai trò quan trọng của các môn mỹ thuật cơ sở trong việc tạo nền tảng, hỗ trợ cho sinh viên các ngành. Các thầy cũng tán thành việc giảm tải thời lượng và nội dung môn học cũng như đề xuất điều chỉnh nội dung các môn mỹ thuật cơ sở tương thích với nội dung đào tạo của từng chuyên ngành,hỗ trợ được nhiều hơn cho sinh viên chuyên ngành.

ThS Nguyễn Mạnh Thẩm phát biểu tại hội thảo

ThS Đặng Minh Vũ phát biểu tại hội thảo

         Kết thúc hội thảo, PGS. TS Đặng Mai Anh – Phó Hiệu trưởng Phụ trách Nhà trường, Phụ trách khoa Mỹ thuật Cơ sở đã nói lời cảm ơn các đại biểu tham dự hội thảo. Những ý kiến đóng góp quý báu của các thế hệ giảng viên khoa Mỹ thuật Cơ sở sẽ là tiền đề cho việc thay đổi chương trình học hiệu quả, gắn liền với thực tế hơn.

Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm

SourceĐH MTCN

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan