Ngành Hội họa Sơn mài

  1. Giới thiệu về chuyên ngành sơn mài

–         Chuyên ngành sơn mài là một trong ba chuyên ngành đào tạo của Khoa Mỹ thuật truyền thống, được hình thành và phát triển từ năm 1949. Sơn mài là một ngành nghề có truyền thống lâu đời của Việt Nam, từ ngày đầu thành lập Trường Quốc gia Mỹ nghệ năm 1949, là tiền thân của Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp ngày nay, ngành sơn mài đã là một ngành mũi nhọn của ngoại thương xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

–         Từ nghề sơn cổ truyền sử dụng chất liệu sơn quang dầu là chủ yếu, các chất liệu mới được sử dụng trong sơn mài như: gắn vỏ trai, vỏ trứng, vỏ ốc… rồi thêm các chất liệu sơn đắp nổi, sơn khắc… đặc biệt là nghiên cứu sơn nóng trên kim loại… Nhờ các công trình nghiên cứu phục hồi và tập hợp các kỹ thuật truyền thống và nghệ thuật của cha ông, sự nghiên cứu đó của ngành sơn mài đã làm cho hình thức vẽ của sơn mài thêm phong phú, đa dạng, góp phần vào phát triển rộng rãi chất liệu tại các cơ sở làm sơn mài trong cả nước.

–         Trong hơn 65 năm phát triển cùng với nhà trường, chuyên ngành sơn mài dã duy trì và phát huy nhiều thành tựu nghiên cứu và đạt được nhiều kết quả độc đáo do ngành sơn mài của nhà trường tìm ra trước đây, đưa chất liệu sơn mài trở thành chất liệu phổ biến trong sáng tạo mỹ thuật sau này.

–         Chuyên ngành sơn mài hiện nay luôn tự hào có tuổi đời gắn liền với lịch sử phát triển của nhà trường. Mục tiêu đào tạo của chuyên ngành theo khuynh hướng chung của nhà trường, đó là học đi đôi với hành, truyền thống gắn bó với  hiện đại, nâng cao chất lượng đào tạo bằng những tri thức mới trên cơ sở khai thác giá trị kỹ thuật, mỹ thuật của các ngành nghề truyền thống.

  1. Chương trình đào tạo chuyên ngành sơn mài

–         Chuyên ngành sơn mài có nhiệm vụ đào tạo các cử nhân nghệ thuật chuyên sáng tác và thiết kế các sản phẩm mỹ thuật ứng dụng.

–         Thời gian đào tạo trình độ cử nhân là 5 năm.

–         Khối lượng kiến thức ngành: Gồm 6 môn học và 31 học phẩn (cả thực tập và tốt nghiệp).

–         Tin học thiết kế: photoshop, 3D, Illustrator, Corel…

–         Các môn hoc thẩm mỹ cơ bản.

–         Điều kiện học tập: Có lớp  học lý thuyết và Xưởng nghiên cứu thể hiện chất liệu chuyên ngành sơn mài với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ học tập; Sinh viên chỉ phải tự túc kinh phí để thể hiện bài tập chất liệu thật (khoảng 400.000đ/sinh viên/1 học kỳ).

–         Có các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho sinh viên người nước ngoài.

  1. Các hoạt động trong học tập

–         Sinh viên được tham quan và sản xuất các sản phẩm sơn mài tại làng nghề thủ công truyền thống chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm sơn mài cho thị trường trong và ngoài nước; tham quan các di tích lịch sử để tìm hiểu văn hóa truyền thống của dân tộc như : đình, đền, chùa và các danh lam thắng cảnh;

–         Sinh viên được đi vẽ ký họa, lấy tư liệu sáng tác tại các vùng đồng bằng, miền núi, biển trong các chuyến đi thực tập, thực tế;

–         Sinh viên được tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề về nghệ thuật, xu hướng thẩm mỹ và ứng dụng ở trong nước và thế giới do Khoa và nhà trường tổ chức trong quá trình học tập;

–         Tham gia các hoạt động chuyên môn và các hoạt động văn, thể, mỹ do nhà trường tổ chức hàng năm;

–         Tham dự các cuộc thi về thiết kế các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ứng dụng và các cuộc triển lãm tranh nghệ thuật, sản phẩm ứng dụng của do nhà trường và các đơn vị hoạt động mỹ thuật tổ chức.

  1. Định hướng nghề nghiệp khi ra trường

–         Sinh viên tốt nghiệp ngành Sơn mài khoa Mỹ thuật truyền thống trở thành nhà thiết kế tạo mẫu và sản xuất các sản phẩm sơn mài mỹ thuật ứng dụng, có thể làm việc tại các Công ty xuất nhập khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ; hoặc trở thành họa sĩ sáng tác tranh sơn mài;

–         Trong quá trình học tập, bên cạnh các môn học chuyên ngành, sinh viên ngành sơn mài cũng được trang bị các kiến thức về tin học thiết kế như: photoshop, 3D, Illustrator, Corel… và các môn hoc thẩm mỹ cơ bản, vì vậy, khi ra trường  hoàn toàn có thể vận dụng và kết hợp các kiến thức đã học để trở thành nhà thiết kế nội thất hoặc thiết kế đồ họa.

SourceĐH MTCN

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan