Tọa đàm “Tầm quan trọng của bộ Nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm với sự phát triển của làng nghề Việt”

Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2022, chiều ngày 16/11/2022, Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp (ĐH MTCN), Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ & Làng nghề Hà Nội, Sở Văn hoá – Thể thao Hà Nội (VH&TT HN) tổ chức toạ đàm:”Tầm quan trọng của bộ Nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm với sự phát triển của làng nghề Việt“.

Tọa đàm có sự tham dự của: TS Phạm Thị Lan Anh – Trưởng phòng Quản lý Di sản văn hóa, ThS Bùi Hương Thủy – Phó Trưởng phòng Quản lý Di sản văn hóa – Sở VH&TT HN; ông Phạm Khắc Hà – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ & Làng nghề Hà Nội, ông Vũ Huy Thiều – Chuyên gia cao cấp của Hiệp hội; ông Nguyễn Đình Thành – Chuyên gia truyền thông đồng sáng lập Elite PR school.

Về phía trường ĐH MTCN, tọa đàm có sự tham dự của: ThS Bùi Trung Dũng – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; TS Phạm Hùng Cường – Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng cùng lãnh đạo các đơn vị, các cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên Trường.

Đặc biệt, đến với tọa đàm còn có chủ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các làng nghề thủ công, các chuyên gia, họa sỹ, nhà thiết kế quan tâm, yêu thích lĩnh vực thiết kế và các cơ quan truyền thông báo đài đến đưa tin.

TS Phạm Thị Lan Anh – Trưởng phòng Quản lý Di sản văn hóa, Sở VH-TT HN phát biểu tại Tọa đàm

Thay mặt Sở VH-TT HN, TS Phạm Thị Lan Anh – Trưởng phòng Quản lý Di sản văn hóa – Sở VH&TT HN đã có lời chia sẻ đánh giá cao những thành quả chương trình “Hà Nội sáng tạo” trong việc cụ thể hoá cam kết với UNESCO khi Hà Nội được UNESCO vinh danh Thành phố sáng tạo, gia nhập Mạng lưới Các thành phố sáng tạo trên thế giới.Hà Nội sáng tạo” đã góp phần truyền cảm hứng, khai thác tiềm năng sáng tạo của thế hệ trẻ, tiếp tục xây dựng giá trị văn hóa nghệ thuật và phát triển kinh tế cho Hà Nội. Đặc biệt đối với tọa đàm: “Tầm quan trọng của bộ Nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm với sự phát triển của làng nghề Việt“, TS Phạm Thị Lan Anh tin tưởng đây sẽ là cơ hội để các vị khách là chủ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của các làng nghề có thêm những thông tin hữu ích về nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm, từ đó có những định hướng phát triển dựa nguồn lực văn hóa để sáng tạo văn hóa, sáng tạo.  TS Phạm Thị Lan Anh  hy vọng những thay đổi tích cực này sẽ tạo nên những diện mạo mới, sức sống mới cho sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề, góp phần phát triển ngành công nghiệp sáng tạo của Thủ đô Hà Nội và cả đất nước Việt Nam.

TS Phạm Hùng Cường – Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường ĐH MTCN phát biểu tại Tọa đàm

Đại diện Ban tổ chức, TS Phạm Hùng Cường – Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường ĐH MTCN đã chia sẻ niềm vui khi “Hà Nội sáng tạo” luôn nhận được sự đón nhận của cơ quan, tổ chức và sự yêu mến, quan tâm của công chúng. Đồng hành trong trong hành trình phát triển Hà Nội thành thành phố sáng tạo là niềm vinh hạnh và cũng là trách nhiệm lớn. Là cơ sở đào tạo, nghiên cứu Mỹ thuật Ứng dụng đầu tiên và hàng đầu của Việt Nam, TS Phạm Hùng Cường chia sẻ: thầy và trò Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp sẽ nỗ lực hết mình để phát huy những thế mạnh vốn có, tạo nên những thành quả ý nghĩa. Buổi tọa đàm: “Tầm quan trọng của bộ Nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm với sự phát triển của làng nghề Việt” cũng là chương trình trọng tâm với nội dung thiết thực, hữu ích cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và cho sinh viên Nhà trường.

Ông Vũ Huy Thiều – Chuyên gia cao cấp của Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ & Làng nghề Hà Nội diễn thuyết tại buổi tọa đàm

NTK Nguyễn Lê Duy – Giảng viên khoa Thiết kế Đồ họa Trường ĐH MTCN diễn thuyết tại tọa đàm

NTK Trương Thị Thu Thủy – Giảng viên khoa Thiết kế Đồ họa Trường ĐH MTCN diễn thuyết tại tọa đàm

Chuyên gia truyền thông Nguyễn Đình Thành – đồng sáng lập Elite PR school diễn thuyết tại tọa đàm

Tại buổi tọa đàm, chuyên gia thủ công mỹ nghệ Vũ Huy Thiều, chuyên gia truyền thông Nguyễn Đình Thành – đồng sáng lập Elite PR school; NTK Trương Thị Thu Thủy và NKT Nguyễn Lê Duy – Giảng viên khoa Đồ họa trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp đã chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn trong việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm, cũng như tầm quan trọng của truyền thông đối với các sản phẩm làng nghề:

  1. Hiện trạng của Nhận diện thương hiệu và Bao bì sản phẩm ở làng nghề Việt hiện nay.
  2. Tầm quan trọng của Nhận diện thương hiệu và Bao bì sản phẩm trong sự phát triển làng nghề Việt hiện nay.
  3. Các bước xây dựng và áp dụng Nhận diện thương hiệu ở làng nghề Việt.
  4. Các bước xây dựng và áp dụng Bao bì sản phẩm ở làng nghề Việt.

Đại diện các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các làng nghề chia sẻ các vấn đề khó khăn về bao bì và nhận diện thương hiệu với đội ngũ chuyên gia

Đại diện các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các làng nghề chia sẻ các vấn đề khó khăn về bao bì và nhận diện thương hiệu với đội ngũ chuyên gia

Cũng trong nội dung chương trình, lễ ký biên bản hợp tác giữa Đại học Mỹ thuật Công nghiệp và Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ & Làng nghề Hà Nội đã được thực hiện.  Với những định hướng chung, hai bên đã thỏa thuận và đi đến thống nhất hợp tác toàn diện cùng các đơn vị trực thuộc Hiệp hội trong lĩnh vực thiết kế nhận diện và phát triển thương hiệu. Biên bản hợp tác đặt trọng tâm:

–  Thúc đẩy  hợp tác các hoạt động trong lĩnh vực thiết kế nhận diện thương hiệu và phát triển sản phẩm cho các đơn vị trực thuộc Hiệp hội.

 – Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn của các chuyên ngành thuộc trường Đại học Mỹ thuật Công Nghiệp đáp ứng với nhu cầu tuyển dụng thực tiễn của các nhà tuyển dụng.

–  Phối hợp tổ chức các chương trình, sự kiện đào tạo, thực hành, trao đổi chuyên môn tại các đơn vị thực thuộc Hiệp hội để giúp sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp nâng cao kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm.

Đại diện Đại học Mỹ thuật Công nghiệp – TS Phạm Hùng Cường và đại diện Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ & Làng nghề Hà Nội – ông Phạm Khắc Hà hoàn tất thủ tục ký kết

Các đại biểu tham dự tọa đàm chụp ảnh lưu niệm

Toạ đàm cũng là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất, các đơn vị kinh doanh của làng nghề đăng ký thiết kế nhận diện và bao bì sản phẩm với Đại học Mỹ thuật Công nghiệp.  Hy vọng kết quả của chương trình sẽ góp phần thiết thực và hữu ích, giúp các làng nghề cải tiến và nâng cao hình ảnh sản phẩm, nâng cao hiệu quả quảng bá sản phẩm, khẳng định vị thế của sản phẩm trên thị trường../

 

SourceĐH MTCN

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

Ngày hội tư vấn tuyển sinh đại học và hướng nghiệp năm 2024

Ngày 14/4/2024, tại Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp (ĐHMTCN) đã tổ chức...